BỔ SUNG SẮT, CHỐNG THIẾU MÁU TỪ TRÁI CHANH LEO
Mô tả và công dụng của chanh leo
Chanh leo hay còn gọi là chanh dây, là loài dây leo thuộc họ lạc tiên có tên khoa học là Passifloraceae, quả có kích thước và hình dạng bằng quả chứng, có nhiều mầu khác nhau tùy giống từ mầu tím đến mầu vàng, phần ruột sền sệt đầy hạt àu đen. Có nhiều loài thuộc họ lạc tiên cho quả ăn được, tất cả đều có mùi thơm và vị chua, giống phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là chanh dây.Theo Đông y, "nạc" quả chanh dây có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm tăng hưng phấn, tăng cường khí lực.Theo y học hiện đại:
Trong Chanh dây nổi bật nhất là chất đường, chất đạm và chất sắt, cùng với các khoáng chất như magie, canxi, photpho và kali, Các vitamin như vitamin C, vitaminA,, Vitamin nhóm B như B2, B6, và vitamin E, cũng như niacin và axit folic. Ruột trong dây là một trong những sản phẩm thực vật giàu chất xơ hòa tan nhất. Mùi thơm dễ chịu của chanh dây là do sự kết hợp của hơn 100 hóa chất. Mùi thơm của chanh leo không có giá trị về dinh dưỡng nhưng có tác dụng an thần nhẹ, các chất này có nhiều trong lá vá hoa lạc tiên thường được dung làm thảo được. Duột chanh dây cũng như nước ép làm tỉnh táo, kích thích chức năng tiêu hóa và an thần nhẹ, Nhưng tác dụng quan trọng nhất trong y khoa của chanh leo là chống thiếu máu.
Tác dụng chữa bệnh của chanh leo
Chữa bệnh thiếu máu do thiếu sắt:Do hàm lượng sắt cao mà khi sử dụng cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất sắt thực vật, Cùng với hàm lượng lớn vitamin C có trong loại quả này càng giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn, do đó chanh dây là loại quả tuyệt vời cho người bị thiếu máu do thiếu sắt.Chanh dây chữa táo bón: Duột chanh dây sền sệt lại chứa khá nhiều pectin một loại chất sơ hòa tan giúp nhuận trường và bảo vệ niêm mạc ruột, từ đó phòng và điều trị chứng táo bón rất hiệu quả.
Chữa chứng lo lắng và căng thẳng: Mặc dù tác dụng an thần của chanhdaay nhẹ hơn nhiều so với lá và hoa lạc tiên, nhưng nó vẫn thích hợp cho những ai muốn thư giãn thần kinh thong qua cốc nước sinh tố.
Cải thiện sự vững chắc của xương: Hàm lượng magiê trong hạt chanh dây có thể giúp cải thiện sức khỏe xương. Magiê giúp củng cố xương và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tuổi tác như loãng xương.
Điều trị vết thương bên ngoài: Hạt chanh dây được sử dụng để sản xuất tinh dầu dùng trong điều trị vết thương. Có tính chất chống viêm, dầu hạt chanh dây có thể giúp giảm bớt cũng như chữa lành tình trạng kích ứng và viêm do vết thương bên ngoài. Nó cũng giúp phục hồi làn da khỏe mạnh xung quanh chỗ bị thương.
Ngăn ngừa nhiễm nấm: Đặc tính kháng nấm của hạt chanh dây khiến nó có ích trong điều trị nhiễm nấm. Nó hạn chế sự phát triển của nấm và có thể được đắp vào chỗ tổn thương ngoài da. Hạt chanh dây rất được khuyến khích để điều trị nhiễm nấm trên móng tay và chân.
Kiểm soát tiết bã nhờn : Bã nhờn là sự bài tiết ra chất nhờn của tuyến bã, nằm trên da, tai, da đầu,... Sự tích tụ chất nhờn có thể gây ra tóc nhờn và da dầu. Tinh dầu được sản xuất từ hạt chanh dây giúp kiểm soát bã nhờn và bảo vệ làn da khỏi mụn đầu đen, mụn trứng cá và da mặt xỉn màu.
Ngăn ngừa các bệnh thoái hóa : Giàu chất chống oxy hóa, hạt chanh dây giúp hạn chế tác động của lão hóa. Nó được sử dụng trong phòng ngừa các bệnh liên quan đến tuổi già như Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ và viêm khớp.
Cải thiện trao đổi chất : Hàm lượng magiê trong hạt chanh dây có thể giúp ích cho các hoạt động trao đổi chất. Một loạt các khoáng chất và vitamin có trong hạt chanh dây giúp cải thiện quá trình chuyển hóa carbohydrate. Nghĩa là chúng giúp chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng, do đó ngăn ngừa tăng mỡ quá mức.
Chống lại các bệnh mãn tính: Hạt chanh dây rất giàu chất xơ không hòa tan có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và tiểu đường.
Video nhưng công dụng tuyệt vời từ quả chanh leo
Những lưu ý khi sử dụng chanh leo:
1. Khi ăn quá nhiều chanh leo:Nếu sử dụng chanh leo quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn nửa. Đôi khi, nó còn khiến bạn cảm thấy chóng mặt và loạn nhịp tim.
Bởi vậy, hãy sử dụng chanh leo với một lượng vừa phải và nhớ luân phiên với các loại hoa quả khác để có thể bổ sung nhiều loại dưỡng chất cho cơ thể.
2. Khi ăn chanh leo cả hạt:
Nhiều người biết rằng dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy bám quanh hạt còn gọi là áo hạt. Chính vì thế, họ có thói quen ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này.
Không có nhận xét nào